• Phúc lợiVề các biện pháp Bảo hộ cuộc sống đối với người nước ngoài gặp khó khăn trong cuộc sống

(Ngày 8 tháng 5 năm 1954)

(Shahatsu số 382)

(Thông báo từ Cục trưởng Cục Các vấn đề xã hội, Bộ Y tế và Phúc lợi gửi cho Thống đốc các tỉnh)

Tôi tin rằng quý ngài không hề xao lãng việc cung cấp các biện pháp hỗ trợ cuộc sống cho người  nước ngoài đang gặp khó khăn. Tôi đã sắp xếp các hướng dẫn và thủ tục xử lý như dưới đây, mong quý ngài hiểu rõ và thi hành tất cả các biện pháp để thực hiện chúng.

 

Nội dung

Điều khoản 1

Theo Điều 1 Luật Bảo hộ cuộc sống (sau đây gọi đơn giản là "đạo luật"), tuy người nước ngoài không phải là đối tượng áp dụng của đạo luật, nhưng đối với những người nước ngoài đang gặp khó khăn trong cuộc sống và có đủ điều kiện để được hỗ trợ cuộc sống như cho công dân Nhật Bản, thì cung cấp các biện pháp bảo hộ được cho là cần thiết bằng cách áp dụng các quyết định thực thi Bảo hộ cuộc sống. Tuy nhiên, nếu người xin được bảo hộ hoặc người trong hộ gia đình của họ đang ở trong tình trạng cấp bách và không có thời gian để thực hiện các thủ tục theo quy định tại các mục sau đây, thì trước tiên được phép tiến hành bảo hộ tuân theo các quy định tại Khoản 2 Điều 19 hoặc Khoản 6 Điều 19, và sau đó làm các thủ tục bên dưới.

 

(1) Người nước ngoài đang gặp khó khăn trong cuộc sống và muốn xin được bảo hộ phải xuất trình Thẻ Cư trú - theo Luật Kiểm soát Nhập cư và Công nhận Người tị nạn (Lệnh Nội các số 319 năm 1951; sau đây gọi là "Luật Kiểm soát Nhập cư") - hoặc Chứng nhận người vĩnh trú đặc biệt - dựa trên Luật đặc biệt về kiểm soát nhập cư của những người đã từ bỏ quốc tịch Nhật, v.v. theo hiệp ước hòa bình với Nhật (Điều luật số 71 năm 1991, sau đây được gọi là "Luật đặc biệt về kiểm soát nhập cư") - đang còn hiệu lực; đồng thời nộp Đơn xin được bảo hộ có ghi rõ quốc tịch của người nộp đơn và người cần được bảo hộ cho cơ quan thực thi bảo hộ có thẩm quyền tại nơi cư trú được ghi trên giấy tờ của người đang gặp khó khăn trong cuộc sống đó.

 

(2) Khi nhận được đơn xin theo mẫu nêu ở mục trên và được xuất trình Thẻ Cư trú hoặc Chứng nhận người vĩnh trú đặc biệt, cơ quan thực hiện bảo vệ tiến hành đối chiếu nội dung ghi trong đơn với nội dung ghi trong Thẻ Cư trú hoặc Chứng nhận người vĩnh trú đặc biệt, và xác nhận các thông tin trên đơn xin.

 

(3) Trong trường hợp công dân nước ngoài đã được xác nhận nêu ở mục trên được công nhận đang trong tình trạng cần được bảo hộ, cơ quan thực thi bảo hộ phải nhanh chóng gửi một bản sao của đơn xin đó kèm theo tài liệu ghi rõ số Thẻ Cư trú hoặc Chứng nhận người vĩnh trú đặc biệt của người nộp đơn và người cần được bảo vệ đó và báo cáo đến Thống đốc đô phủ tỉnh.

 

(4) Thống đốc đô phủ tỉnh sau khi nhận báo cáo từ cơ quan thực thi bảo hộ sẽ xác nhận rằng người cần được bảo hộ đó không thể nhận được sự bảo hộ hoặc hỗ trợ cần thiết từ cơ quan đại diện hoặc cơ quan lãnh sự của quốc gia của người đó (là phòng chi nhánh hoặc văn phòng chi nhánh nếu có), hoặc các tổ chức trực thuộc các đoàn thể này, v.v. và thông báo kết quả cho cơ quan thực thi bảo hộ.

 

Điều khoản 2

Hiện tại, các thủ tục ở mục (3) và (4) như ghi ở trên sẽ không cần thiết nếu người nước ngoài đang gặp khó khăn trong cuộc sống là người Triều Tiên hoặc người Đài Loan.

 

Điều khoản 3

Trường hợp người nước ngoài được bảo hộ mà không còn cần được bảo hộ nữa vì đã tìm được công việc ổn định, v.v. thì người nước ngoài đó sẽ được cấp tiền hỗ trợ độc lập làm việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 55-4 của đạo luật.

 

Điều khoản 4

Trường hợp người nước ngoài được bảo hộ (giới hạn là người đáp ứng đủ điều kiện của Điều 18-7 của Qui tắc thực thi đạo luật Bảo hộ cuộc sống (Qui tắc số 21 năm 1950 của Bộ Y tế và Phúc lợi) và ở trong khoảng thời gian đến ngày 31 tháng 3 năm đầu tiên sau ngày đủ 18 tuổi) được thông báo chính thức sẽ nhập học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 55-5 của đạo luật, thì người nước ngoài đó sẽ được cấp tiền hỗ trợ chuẩn bị cho việc học lên cao.