• Giáo dụcTrợ cấp nuôi trẻ

Trợ cấp cho trẻ em

Trợ cấp nuôi dạy trẻ

Tiền trợ cấp nuôi dưỡng trẻ nhỏ là khoản tiền trợ cấp cho người thay thế cha hoặc mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ nhỏ trong trường hợp những trẻ em đó không thể sống và sinh nhai cùng với cha hoặc mẹ, nhằm giúp các gia đình chăm sóc trẻ đó có thể ổn định và tự lập trong cuộc sống. Trong trường hợp có cha mẹ tuy nhiên nếu người cha hoặc mẹ bị thương tật ở cấp độ rất nặng theo quy định của pháp luật , gia đình cũng được trợ cấp

1. Trẻ thuộc đối tượng được trợ cấp

  • (1) Trẻ có cha mẹ ly hôn (Bao gồm cả trường hợp chấm dứt quan hệ không hôn thú)
  • (2) Trẻ có cha đã mất
  • (3) Trẻ là con của gia đình có trường hợp người cha hoặc người mẹ bị thương tật ở cấp độ rất nặng theo quy định của pháp luật.
  • (4) Trẻ có cha hiện tại không biết sống hay chết
  • (5) Trẻ bị cha bỏ rơi liên tục từ 1 năm trở lên
  • (6) Trẻ được lệnh bảo hộ khỏi hành vi bạo lực của cha hoặc mẹ (DV) theo phán quyết của tòa án
  • (7) Trẻ có cha bị giam từ 1 năm trở lên
  • (8) Trẻ sinh ngoài giá thú
  • (9) Trẻ bị bỏ rơi hay những trường hợp không rõ cha mẹ là ai

Thế nào được gọi là trẻ nhỏ

  • Trẻ trong khoảng từ sau sinh nhật 18 tuổi đến ngày 31 tháng 3 tiếp đó.
  • Trẻ chưa đủ 20 tuổi và có khuyết tật độ trung trở lên theo luật định.

2. Trường hợp không được trợ cấp

  • (1) Người có tư cách hưởng trợ cấp (cha, mẹ hoặc người giám hộ) hoặc trẻ không có địa chỉ lưu trú trong nước Nhật
  • (2) Khi trẻ đang được ủy thác cho cha mẹ nuôi
  • (3) Khi trẻ được nhận vào các cơ sở phúc lợi xã hội dành cho nhi đồng (trừ trường hợp các cơ sở giữ trẻ, nơi hỗ trợ cuộc sống gia đình đơn thân mẹ-con)
  • (4) Khi trẻ được người phối ngẫu của người có tư cách nhận trợ cấp (mẹ hoặc cha) nuôi dưỡng (bao gồm cả người phối ngẫu không có quan hệ hôn nhân trên giấy tờ nhưng có chung sống trên thực tế). Tuy nhiên, trừ trường hợp người phối ngẫu mang khuyết tật độ nặng theo luật định.
  • (5) Trường hợp người có tư cách nhận trợ cấp là mẹ, hoặc người thay cha mẹ nuôi dưỡng trẻ nhưng trẻ lại đang sống với cha. Tuy nhiên, trừ trường hợp người cha mang khuyết tật độ nặng theo luật định.
  • (6) Trường hợp người có tư cách nhận trợ cấp là cha nhưng trẻ lại đang sống với mẹ. Tuy nhiên, trừ trường hợp người mẹ mang khuyết tật độ nặng theo luật định.

Nếu người nhận niên kim công có mức niên kim thấp hơn mức trợ cấp nuôi dưỡng nhi đồng thì sẽ được nhận trợ cấp nuôi dưỡng bằng khoản tiền chênh lệch đó.

Trước đây, những người có niên kim công(※)sẽ không được nhận trợ cấpnuôi dưỡng nhi đồng. Nhưng sau khi “Luật trợ cấp nuôi dưỡng nhi đồng” được sửa đổi một phần, từ tháng 12 năm 2014, người có niên kim thấp hơn mức trợ cấp nuôi dưỡng nhi đồng thì sẽ được nhận trợ cấp nuôi dưỡng bằng khoản tiền chênh lệch đó. 。

※Niên kim công・・・Niêm kim gia quyến (của người đã mất), niên kim khuyết tật, niên kim cao niên, niên kim thiên tai-hỏa hoạn, bồi thường gia quyến,…


《Ví dụ về người có thể nhận trợ cấp nuôi dưỡng nhi đồng theo điều luật mới sửa đổi》
○Trường hợp ông bà đang nuôi dưỡng cháu và có tiền trợ cấp niên kim cao tuổi ở mức thấp.
○Trường hợp gia đình đơn thân bố-con, trẻ chỉ nhận được niên kim hỗ trợ gia quyến ở mức thấp.
○Trường hợp gia đình đơn thân mẹ-con, sau khi ly hôn thi người cha mất, trẻ chỉ được niên kim gia quyến ở mức thấp.

【Về việc bắt đầu chi trả trợ cấp】
Trợ cấp được bắt đầu chi trả từ tháng sau khi làm thủ tục xin trợ cấp.

Người bảo hộ là những người nào?

  • Người mẹ có trách nhiệm chăm sóc trẻ
  • Người cha được trợ cấp giống như người giám hộ
  • Người thay cha mẹ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ

3. Mức thu nhập giới hạn

Nếu thu nhập của người đăng kí, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng cao hơn mức hạn định quy định ở bảng 1 thì không được cấp trợ cấp

※Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng là vợ/ chồng, người cùng sinh sống hoặc là anh,chị, em, người có quan hệ huyết thống với người đăng kí.

Các trường hợp được trợ cấp

Thu nhập của người xin trợ cấp, hoặc người có nghĩa vụ nuôi trừ đi  (1)các khoản khấu trừ và cộng (2) với các khoản gia tăng.

Thu nhập là gì...

Là khoản còn lại từ thu nhập sau khi trừ đi các khoản khấu trừ như “khấu trừ từ tiền lương”. Nếu người xin trợ cấp là cha hoặc mẹ thì mức thu nhập giới hạn sẽ được cộng thêm 1 khoản bằng 80% số tiền chi phí nuôi dưỡng trẻ (Phí cần thiết để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ) do cha hoặc mẹ cũng là người xin trợ cấp đã chi ra

  • (1) Các khoản giảm trừ từ thu nhập của người bảo hộ hoặc người có nghĩa vụ

    Giảm trừ đồng đều 8 vạn yên
    Giảm trừ thương tật đặc biệt 40vạn
    Giảm trừ thương tật, giảm trừ cho học sinh đi làm 27vạn
    Khấu trừ cho người góa (vợ hoặc chồng) 27vạn(Không loại trừ trường hợp người xin trợ cấp là người bố hay người mẹ. )
    Giảm trừ đặc biệt cho góa phụ 35vạn(Không loại trừ trường hợp người xin trợ cấp là người bố hay người mẹ. )

    * Thực phí của các khoản Tạp phí, tiền phúc lợi các xí nghiệp quy mô nhỏ, tiền phí khám chữa bệnh, khoản giảm trừ đặc biệt cho người phối ngẫu


  • (2) Tăng số tiền so với mức quy định giới hạn thu nhập cá nhân.

    (Bản thân người bảo hộ)

    Giảm trừ cho người phối ngẫu cao tuổi ※ Mỗi người 10 vạn yên
    Tiền nuôi dưỡng người thân cao tuổi ※ Mỗi người 10 vạn yên
    Người thân được chỉ định nuôi dưỡng(19~22tuổi)※ Mỗi người 15 vạn yên
    Nuôi dưỡng người thân đặc biệt (Từ 16~18 tuổi)※ Mỗi người 15 vạn yên

    (Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng)

    Tiền nuôi dưỡng người thân cao tuổi  ※ Mỗi người 6 vạn yên
    (Trong trường hợp người thân phụ dưỡng tất cả đều trên 70 tuổi, thì sẽ được miễn 1 người)

(Bảng 1) Mức thu nhập giới hạn( Đơn vị - Yên)

Người thân cần phụng dưỡng Thu nhập của người xin trợ cấp Thu nhập của người có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng
Trợ cấp toàn bộ Trợ cấp 1 phần
Người thân cần phụng dưỡng:0 190,000 1,920,000 2,360,000
Người thân cần phụng dưỡng:1 570,000 2,300,000 2,740,000
Người thân cần phụng dưỡng:2 950,000 2,680,000 3,120,000
Người thân cần phụng dưỡng:3 1,330,000 3,060,000 3,500,000
Người thân cần phụng dưỡng:4 1,710,000 3,440,000 3,880,000
Người thân cần phụng dưỡng:5 2,090,000 3,820,000 4,260,000

※Tiền trợ cấp trong thời gian từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010 sẽ được tính dựa trên thu nhập năm 2008
※Thu nhập, số người thân cần phụng dưỡng sẽ được dựa trên sổ thuế thị dân

4. Mức tiền trợ cấp

  • (1) Đối với con thứ 2 tăng thêm là 5000 yên, từ con thứ 3 trở đi mỗi con tăng thêm 3000 yên
  • (2) Khi thời gian nhận trợ cấp vượt quá 5 năm (Ví dụ như trẻ em chưa đến 3 tuổi khi làm thủ tục xin trợ cấp cho đến khi trẻ tròn 8 tuổi) thì sẽ ngừng trợ cấp một phần. Tuy nhiên nếu đang làm việc hoặc đang tham gia các hoạt động tìm việc, hoặc thuộc đối tượng bị thương tật và làm thủ tục đăng kí thì sẽ không bị ngừng phần trợ cấp đó. Chúng tôi sẽ gửi thông báo đến cho các đối tượng thích hợp xin hãy làm các thủ tục cần thiết.

Trợ cấp toàn bộ・・・42,330 yen
Trợ cấp 1 phần ・・・42,320 yen~9,990 yen


Công thức tính tiền trợ cấp

=42,320 yen-(Thu nhập của người nhận trợ cấp-giớii hạn mức thu nhập※Biểu 1 ở trên 「Trợ cấp toàn bộ」)×0.0186879

※ Tiền trợ cấp 1 phần thì bộ phận nhỏ hơn 10 yên (hàng đơn vị) sẽ được làm tròn theo quy tắc làm tròn xuống nếu nhỏ hơn hoặc bằng 4 và làm tròn lên nếu lớn hơn hoặc bằng 5

5. Phương thức xác minh và chi trả

  • Tư vấn hỗ trợ

    Tư vấn với phụ trách phòng phúc lợi trẻ em chi nhánh, ủy ban quận Hokushin
    Nghe tư vấn về chế độ hỗ trợ nuôi trẻ và các giấy tờ thủ tục cần thiết


     

    Đơn xin

    Xin trợ cấp khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết


     

    Xác nhận

    Sau khi xác minh các giấy tờ, sẽ gửi thông báo về quyết định
    (Sẽ mất từ 2~3 tháng mới có quyết định )


     

    Chi cấp

    Nếu được chấp nhận trợ cấp thì sẽ nhận được trợ cấp từ tháng tiếp theo của tháng xin trợ cấp
    Tiền trợ cấp sẽ được chi trả một năm 3 lần (Vào ngày 11 tháng 12, tháng 4 và tháng 8), mỗi lần là số tiền của 4 tháng tính đến tháng trước của tháng nhận trợ cấp và được chuyển khoản.
    Để đảm bảo trợ cấp nuôi dưỡng trẻ một cách chính xác, ngay cả sau khi được chấp nhận thì mỗi năm một lần vào tháng 8 sẽ tiến hành kiểm tra xem có đủ điều kiện để tiếp tục được nhận trợ cấp hay không. Khi đó cần nộp các giấy tờ để xác minh.

!Chú ý!

  • Nếu trong trường hợp hết tư cách nhận trợ cấp chẳng hạn do hôn nhân hoặc số trẻ em nhận trợ cấp thay đổi dẫn đến số tiền trợ cấp thay đổi, cần làm thủ tục thông báo ngay lập tức. Nếu nhận số tiền trợ cấp cao hơn mức quy định sẽ phải trả lại, vì vậy xin chú ý. Quan hệ hôn nhân bao gồm cả trong trường hợp không có quan hệ hôn nhân trên hộ tịch, nhưng trên thực tế có trạng thái giống như có quan hệ hôn nhân (hôn nhân thực tế). Ngay cả khi không sinh sống cùng một chỗ, tùy theo từng trường hợp sẽ có thể được phán quyết là có hôn nhân thực tế (ví dụ như khi mang thai hay khi có người khác giới không phải là anh em ruột cùng có tên trên tờ phiếu cư trú).
  • Khi địa chỉ trên tờ phiếu cư trú và đại chỉ thực tế không giống nhau thì cần phải làm tờ xác nhận tư cách nhận trợ cấp. Tùy theo trường hợp cũng có thể sẽ bị mất tư cách nhận trợ cấp.
  • Trong trường hợp nói dối hoặc các thủ đoạn không chính đáng khác để nhận được trợ cấp thì phải trả lại số tiền trợ cấp hoặc có thể bị xử tù dưới 3 năm hoặc phạt số tiền dưới 30 vạn yên.

Địa chỉ liên lạc

Ủy ban Quận Ban phúc lợi trẻ em Higashi Nada 078-841-4131
Nada 078-843-7001
Chuo 078-232-4411
Hyogo 078-511-2111
Nagata 078-579-2311
Suma 078-731-4341
Chi nhánh Kita suma 078-793-1313
Tarumi 078-708-5151
Kita 078-593-1111
Kita Hokushin 078-981-1748
Nishi 078-929-0001
Phòng hỗ trợ Giađình trẻ em 078-322-5214

Việc phiên dịch được tiến hành dựa trên thông tin xác thực vào thời điểm tháng 7 năm 2015. Sau này, có thể sẽ có sự hình thành hệ thống mới hoặc có sự thay đổi hệ thống vì vậy xin quý vị chú ý. Trang web theo đường link do người thiết kế chịu trách nhiệm vận hành, thành phố Kobe hoàn toàn không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các trang web đó.