• Hôn nhân / Ly hônMang thai, sinh sản

Khi biết là mình mang thai, bạn thường nghe nói rằng hãy đến bệnh viện để nhận sổ tay sức khỏe mẹ và con, nhưng có phải ở bất cứ đâu bạn cũng có thể nhận được sổ hay không?

Khi mang thai, xin hãy nhanh chóng đến văn phòng Phúc lợi và bảo hiểm của Ủy ban quận nơi cư trú, để nộp phiếu mang thai cho phòng Bảo hiểm trẻ em, và nhận cẩm nang sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tại Kobe, không có quy định về những vật nhất thiết bạn phải mang theo khi bạn đến quầy phục vụ. Tại quầy phục vụ bạn cũng có thể xin được tư vấn về tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như các vấn đề về sinh nở. Vào thời điểm hiện tại sổ tay sức khỏe mẹ và con đang được in bằng 9 thứ tiếng bao gồm: Tiếng Anh, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Triều Tiên, Tiếng Trung, Tiếng Thái, Tiếng Tagalog, Tiếng Tây Ba Nha, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Indonesia và Tiếng Việt. Hãy hỏi thêm tại trụ sở các quận.

Các chế độ trợ sản

Là chế độ hỗ trợ việc trợ sản tại các cơ sở trợ sản (các bệnh viện được chỉ định) cho những người vì lý do kinh tế, không thể nhập viện để được trợ sản. Khi sử dụng các cơ sở trợ sản trước đó nhất thiết phải làm đơn xin và tiến hành kiểm tra. Về cơ bản đối tượng là những người được nhận trợ cấp bảo hộ sinh hoạt và những người không thuộc đối tượng nộp thuế năm trước đó. Kể cả khi không tham gia bảo hiểm quốc dân, những người gặp khó khăn về kinh tế khi sinh nở hãy cùng thảo luận.

Địa chỉ liên lạc về các cơ sở hộ sinh → Đến các Ủy ban quận, các chi nhánh phúc lợi trẻ em

Hiện nay đang mang thai nhưng đang lo lắng không biết có nên sinh con hay không

Nguyên nhân tại sao bạn lo lắng

  • Lo lắng vì không có đủ tiền cần thiết cho việc sinh nở hãy cùng thảo luận về vấn đề tiền trợ cấp khi sinh con hoặc sử dụng các cơ sở trợ sản
  • Không biết có thể vừa đảm bảo việc sinh con vừa đảm bảo công việc hay không, hãy nghe tư vấn về các chế độ hỗ trợ nuôi trẻ, chế độ nghỉ tiền sản, hậu sản, tiền trợ cấp nghỉ việc do sinh con…

Khi gặp khó khăn trong việc nhận sổ tay sức khỏe mẹ và con, người đến đăng ký xin nhận sổ (là bản thân thai phụ hoặc người thân) hãy tự xác định các vấn đề sau đây trong phạm vi hiểu biết của mình

  • Họ tên, ngày sinh, số điện thoại và nghề nghiệp của thai phụ
  • Mang thai lần thứ mấy (con thứ mấy)
  • Ngày dự sinh
  • Bệnh viện nơi đi khám thai
  • Các vấn đề do bác sỹ lưu ý (như đẻ sinh đôi, bệnh cao huyết áp lúc mang thai…)
  • Có hút thuốc không? Bao nhiêu điếu (Bản thân/Người ở cùng). Có uống rượu không
  • Hiện tại có đang uống thuốc không (Tên thuốc)
  • Đã kiểm tra các vấn đề sau đây hay chưa (Kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp, nhóm máu (ABO), kiểm tra kháng thể kiểm tra viêm gan B,
  • Các vấn đề khó khăn hoặc lo lắng khác

Kiểm tra sức khỏe thai phụ là gì?

Việc khám sức khỏe thai phụ trong thời gian mang thai tại các bệnh viện hoặc phòng khám nơi có hợp đồng với thành phố Kobe về việc khám sức khỏe cho thai phụ sẽ có hỗ trợ kinh phí. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2009, mỗi người sẽ được hỗ trợ lên tới 120000 yên. Phiếu khám sức khỏe thai phụ sẽ được nhận cùng sổ tay sức khỏe mẹ con tại Trụ sở hành chính quận. Phiếu khám bao gồm: 14 phiếu khai thai cơ bản (tối đa 5000 yên), 1 phiếu xét nghiệm máu ① (tối đa 15000 yên), 1 phiếu xét nghiệm máu ② (tối đa 4000 yên), 1 phiếu xem nghiệm máu ③ (tối đa 3000 yên), 4 phiếu siêu âm và khám thai khác ① (tối đa 3000 yên), 8 phiếu siêu âm và khám thai khác ② (tối đa 2000 yên). (Nếu khám ở các cơ sở y tế ngoài tỉnh Hyogo thì sau khi khám sẽ được hỗ trợ 1 phần chi phí khám thai). Trong thời gian mang thai cần chú ý đến sức khỏe của người mẹ. các bệnh như thiếu máu, cao huyết áp, tiểu đường sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của em bé. Vì vậy để được mẹ tròn con vuông hãy nhớ khám thai thường xuyên.

Tôi có con nhỏ, vậy khi nào có thể khám sức khỏe cho nó?

Ở Kobe, có thực hiện việc khám sức khỏe miễn phí cho trẻ 4 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, 1 tuổi rưỡi và 3 tuổi. Những người có đăng ký địa chỉ tại thành phố Kobe sẽ nhận được phiếu khám sức khỏe gửi đến. Ngoài việc kiểm tra lúc 9 tháng tuổi bạn có thể khám tại trụ sở quận nơi bạn sinh sống, tuy nhiên việc kiểm tra lúc trẻ 9 tháng tuổi bạn phải cầm theo phiếu khám và đến các cơ sở y tế được chỉ định để khám

Bạn có biết về biểu tượng Maternity không?

Ở Kobe , từ tháng 9 năm 2007, biểu tượng Maternity (Người mẹ) sẽ được cấp cho các thai sản phụ. Bạn cũng có thể tìm thấy các biểu tượng này trên Xe buýt hoặc tàu điện. Biểu tượng Maternity là vật để khi thai, sản phụ tham gia các phương tiện giao thông gắn vào người, khiến cho những người bên cạnh biết và cẩn thận hơn. Khi có người gắn biểu tượng này, mong bạn hãy chú ý nhường ghế ngồi và không hút thuốc. Móc đeo chìa khóa có gắn biểu tượng Maternity thì ngoài trụ sở các quận, bạn có thể xin ở Halo Station, trung tâm dịch vụ khách hàng tại Bến xe buýt, ga tàu điện ngầm (bên trong ga tàu điện ngầm Sannomiya).

Khi sinh nở sẽ cần khoảng bao nhiêu tiền. Có thể nhận được tiền hỗ trợ không?

Tùy theo các cơ sở y tế nhưng với 1 ca sinh nở thông thường (không cần phẫu thuật) thì sẽ hết khoảng từ 30 đến 40 vạn yên. (Khi đẻ sinh đôi thì sẽ khác). Ngược lại khi phải tiến hành phẫu thuật để lấy em bé ra thì người tham gia bảo hiểm quốc dân, bảo hiểm xã hội sẽ nhận được tiền bảo hiểm

Những người tham gia bảo hiểm quốc dân, bảo hiểm xã hội khi sinh nở sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp một lần khi sinh nở là 42 vạn yên (Những người không thuộc đối tượng bảo hiểm y liệu sản khoa thì là 39 vạn yên). Trong trường hợp sinh đôi sẽ nhận được 2 lần khoản tiền nói trên. ※Nếu không thể chuẩn bị đủ tiền viện phí từ trước bệnh viện hoặc cơ sở y tế sẽ nhận viện phí từ tiền trợ cấp và khoản tiền viện phí phải đóng sẽ giảm đi. (Chế độ thu tiền trung gian)

  • Nếu thai bị chết lưu hoặc xảy thai với những thai phụ có thai trên 85 ngày cũng nhận được số tiền trên
  • Những người đã nhận được trợ cấp sinh con với chế độ bảo hiểm khác thì sẽ không được nhận tiền từ bảo hiểm quốc dân.

Những giấy tờ cần thiết

  • Thẻ bảo hiểm
  • Con dấu
  • Sổ tay mẹ con hoặc giấy chứng sinh (chứng tử của thai nhi)
  • Sổ ngân hàng hoặc số tài khoản
  • Hóa đơn, tờ kê khai có đóng dấu của Cơ quan nơi tham gia đóng bảo hiểm y liệu sản khoa (Những người tham gia chế độ y liệu sản khoa)
  • Bản copy của tờ hợp đồng ủy quyền khi sử dụng chế độ trả tiền viện phí trực tiếp hoặc tờ chứng minh không sử dụng chế độ trả tiền viện phí trực tiếp (Nhận tại bệnh viện cơ quan y tế nơi sinh nở)

Nếu có thắc mắc về khoản tiền trợ cấp sinh con hãy gọi đến các trụ sở hoặc chi nhánh trụ sở hành chính các quận, bộ phận bảo hiểm niên kim.

Việc phiên dịch được tiến hành dựa trên thông tin xác thực vào thời điểm tháng 2 năm 2018. Sau này, có thể sẽ có sự hình thành hệ thống mới hoặc có sự thay đổi hệ thống vì vậy xin quý vị chú ý. Trang web theo đường link do người thiết kế chịu trách nhiệm vận hành, thành phố Kobe hoàn toàn không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các trang web đó.